Mạch môn hay còn gọi là mạch môn đông (Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker - Gawl., thuộc họ Convallariaceae), được biết đến không chỉ là loài cây cảnh phổ biến mà còn là dược liệu quý ở Việt Nam.
Tại nước ta, cây mạch môn mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng phía Bắc như Hà Nam, Bắc Giang, Nghệ An, Hưng Yên,… Cây mạch môn là cây thân thảo, lá mọc từ phần gốc cây. Phần rễ và củ của cây được sử dụng làm thuốc. Thu hái phần củ mạch môn vào độ tháng 9 – 12 trong năm.
Loài cây này thường được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa nhiều bệnh khá nhau. Các hoạt chất trong củ mạch môn mang lại tác dụng giảm sự đề kháng insulin, tăng mức insulin trong máu nhờ khả năng kích thích quá trình tái tạo tế bào tuyến tụy, qua đó hỗ trợ kiểm soát nồng độ glucose trong máu máu tốt hơn.
Rễ mạch môn chứa nhiều tinh dầu, chất nhầy và các loại đường. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rễ cây có tác dụng chống viêm rõ rệt, hiệu quả cả ở giai đoạn cấp và mạn tính. Ngoài ra, mạch môn còn có khả năng làm teo tuyến ức, hạ đường huyết và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn như Streptococcus pyogenes, Staphylococcus aureus, Shigella dysenteriae, và Bacillus subtilis.
Cây mạch môn là cây thân thảo, lá mọc từ phần gốc cây. Phần rễ và củ của cây được sử dụng làm thuốc.
Theo y học cổ truyền, mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính mát và quy kinh vào tâm, phế, vị. Cây có công năng dưỡng âm, sinh tân, nhuận phế, và thanh tâm. Mạch môn được sử dụng trong các trường hợp âm suy gây ho suyễn, mất tân dịch do mất nhiều mồ hôi gây khát, táo bón đại tràng, và rối loạn vận mạch do tâm âm hư ảnh hưởng đến chức năng tim mạch.
Một số tác dụng từ cây mạch mônChữa chứng ho, khó thở lâu ngày
Bài thuốc gồm 16g củ mạch môn, 4g cam thảo, 4g gạo nếp sao vàng, 4g đảng sâm, 8g bán hạ, và 4g đại táo. Đun các dược liệu với 600ml nước, sắc đến khi còn 200ml. Chia thuốc thành 3 phần, uống ba lần trong ngày.
Chữa chảy máu răng
Sắc mạch môn với nước và uống để trị chảy máu răng.
Dưỡng tim, điều hòa huyết áp
Sử dụng 16g mạch môn, 8g nhân sâm và 6g ngũ vị tử. Sắc các nguyên liệu này và uống thuốc để điều trị các triệu chứng suy tim, hạ huyết áp, mạch nhanh, và ra mồ hôi nhiều.
Chữa đau họng, ho khan, ho có đờm
Kết hợp 5g mạch môn, 12g tang diệp, 4g mè đen, 4g tỳ bà diệp, 3g hạnh nhân, 3g a giao và 4g cam thảo. Sắc các dược liệu để uống.
Gíup thanh nhiệt giải độc cho cơ thể
Củ mạch môn được sao khô, bỏ lõi, sau đó hãm lấy nước uống như nước giải khát hàng ngày để thanh nhiệt và giải độc.
Trị táo bón
Sử dụng 12g mạch môn, 12g sinh địa và 8g huyền sâm, sắc với 400ml nước cho đến khi còn 200ml. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn từ 20-30 phút.
Trị tắc tia sữa
Mạch môn đông bỏ lõi, tán nhỏ, uống mỗi lần 10-12g. Kết hợp với sừng tê giác mài với rượu, uống khoảng 4g, 2-3 lần mỗi ngày.
Giúp hạ sốt
Sử dụng 12g mạch môn, 4g phụ tử chế, 32g ngũ vị tử, 32g thục địa và 12g nhân sâm. Sắc một thang thuốc mỗi ngày, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn khoảng nửa tiếng để giảm sốt nhanh chóng.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng mạch mônNgười bệnh khi sử dụng các bài thuốc từ cây mạch môn cần lưu ý những điều sau:
- Trước khi dùng các bài thuốc từ mạch môn để điều trị bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Củ mạch môn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như táo bón, ho, ho đờm, và ho ra máu nhưng trước khi áp dụng, cần có ý kiến của chuyên gia để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Những người bị tiêu chảy hoặc tỳ vị hư hàn không nên dùng mạch môn.
- Bệnh nhân có triệu chứng nhiệt phế và vị cũng nên tránh sử dụng mạch môn.
- Các bài thuốc từ mạch môn, cũng như nhiều bài thuốc Đông y khác, thường có tác dụng chậm, do đó người dùng cần kiên trì.
- Hiệu quả của các bài thuốc mạch môn có thể khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người, và có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu xuất hiện triệu chứng lạ, người bệnh nên ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ.
Tóm lại, củ mạch môn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như táo bón, ho, ho đờm, và ho ra máu. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc từ mạch môn, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
(Tổng hợp)